John Bollinger được biết đến là nhà sáng chế ra công cụ phân tích kỹ thuật vào những năm 80 của thế kỷ trước. Công cụ này hiện nay được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến trong các giao dịch trên thị trường ngoại hối bên cạnh với một số công cụ khác như: chỉ báo rsi, đường trung bình, stochastics,.. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về đường Bollinger Band ngay sau đây.
1. Đường Bollinger Band là gì?
Bollinger Band là một công cụ hữu ích dùng để phân tích những biến động giá trên thị trường. Nó được xác định bởi đường trung bình đơn giản (SMA – Simple Moving Average) dải dưới và dải trên. Bollinger Band có thể tự điều chỉnh để thu hẹp khi thị trường có ít biến động và tự mở rộng khi thị trường có nhiều biến động xảy ra. Chỉ báo Bollinger Band còn cung cấp các thông tin hữu ích khác như:
- Thời kỳ thị trường hợp nhất
- Dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc tiếp tục
- Khoảng thời gian có những đột phá, biến động sắp tới
- Mục tiêu giá tiềm năng
- Đỉnh hoặc đáy thị trường có thể đạt được.
Các trader thường sử dụng Bollinger Band như một phương pháp để phân tích kỹ thuật, sử dụng trước khi đưa ra quyết định thực hiện giao dịch cũng như để kiểm soát hệ thống các giao dịch tự động.
Đường Bollinger Band bao gồm 3 thành phần chính:
- Dải dưới (Lower Band) nằm dưới đường trung bình (SMA). Độ lệch chuẩn của dải là 2. Dải tính toán từ dữ liệu giá trong 20 phiên liên tiếp
- Đường trung bình đơn giản (SMA): sử dụng mặc định 20 phiên
- Dải trên (Upper Band) nằm trên đường trung bình (SMA). Độ lệch chuẩn của dải là 2. Dải tính toán từ dữ liệu giá trong 20 phiên liên tiếp
2. Ý nghĩa của đường Bollinger Band
Bollinger Band là một chỉ báo forex hiệu quả với ý nghĩa cụ thể như sau:
a. Đường Bollinger Band thu hẹp
Khoảng cách giữa dải dưới và dải trên so với đường SMA bị thu hẹp được gọi là đường Bollinger Band thu hẹp. Việc này phản ánh giai đoạn biến động thấp của cổ phiếu, cũng như được xem là dấu hiệu của việc giá sẽ có biến động lớn trong tương lai, xuất hiện các cơ hội giao dịch hiệu quả cho các nhà giao dịch.
Ngược lại, khi đường Bollinger Band mở rộng, khả năng biến động sẽ giảm. Tuy nhiên, những diễn biến thay đổi này không cho biết giá sẽ tăng hay giảm nên đây không phải là tín hiệu giao dịch.
b. Đường Bollinger Band bứt phá
Bất cứ lúc nào giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới đều là sự kiện thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch. Tuy nhiên, đây cũng không phải là tín hiệu giao dịch. Hầu hết, các trader thường nghĩ giá vượt một trong 2 dải là tín hiệu tốt để mua hoặc bán. Nhưng sự bứt phá này cũng không cung cấp dữ liệu rằng giá tăng, giảm trong tương lai.
3. Hạn chế của đường Bollinger Band
Đường Bollinger Band chỉ đơn giản là một chỉ báo kỹ thuật trong forex so với các chỉ báo khác như chỉ báo MACD, RSI, chỉ báo Stochastic, Parabol SAR,… Chúng được thiết lập để cung cấp các biến động về giá tới các trader. Vì vậy, việc kết hợp 2 hay nhiều chỉ báo có thể giúp các nhà giao dịch có được nhiều tín hiệu từ thị trường một cách trực tiếp hơn. Điểm mấu chốt của Bollinger Band chính là giúp các nhà đầu tư khám phá được các cơ hội có khả năng thành công cao.
Bất cứ một chỉ báo nào cũng đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó. Đường Bollinger Band được xem là chỉ báo kỹ thuật hay, hữu ích và phổ biến nhất trong việc làm nổi bật biến đổi giá của chứng khoán trong ngắn hạn. Điều này giúp cho các trader tận dụng được điều kiện quá bán để mua cổ phiếu khi giá của nó ở dải dưới của Bollinger Band và bán kiếm lời khi giá di chuyển ngược lại về phía đường trung bình động.